Trang:Nho giao 1.pdf/144

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

148
NHO-GIÁO


Thiên-lý thì lưu-hành bất-tức, mà nhân-sự thì mỗi thời một khác, nếu nhận một điều gì làm lý nhất-định, rồi cứ khư-khư giữ điều ấy để làm chuẩn-đích cho sự hành-vi của mình, thì thành ra cố-chấp và có cái thái-độ thiên về cực đoan, rất trái với cái tôn-chỉ phải tùy thời chấp-trung. Đó là cái tư-tưởng đặc-biệt của Khổng-giáo. Đem cái tư-tưởng ấy mà so-sánh với học-thuyết khác, thì thấy học-thuyết nào cũng có điều cố-chấp. Thí-dụ như họ Mặc theo cái chủ-nghĩa kiêm-ái, họ Dương theo cái chủ-nghĩa vị-ngã, rồi mỗi bên cố-chấp lấy cái chủ-nghĩa của mình làm cái lý nhất-định để theo cho đến cùng, tất là thành ra cái cực-đoan, lệch hẳn về một bên, không có bình-hành, không có điều-hòa, trái với lẽ tự-nhiên của sự thực. Khổng-giáo thì không thế, cứ tùy cái tình thân sơ mà đối với người, với vật, cho hợp lẽ tự-nhiên, vậy nên mới nói rằng: « Thân thân nhi nhân dân, nhân dân nhi ái vật 親 親 而 仁 民,仁 民 而 愛 物: Thân yêu những kẻ thân-thiết với mình, mà nhân-từ với mọi người, nhân-từ với mọi người mà yêu mến các loài vật. » (Mạnh-tử: Tận-tâm thượng). Cái tình-cảm của mình đối với kẻ thân-thích hậu, thì mình cứ hậu, đối với người ngoài hơn kém một tí, thì cứ kém một tí, đối với các loài sinh-vật lại kém đi một bậc nữa, thì cứ kém