Trang:Nho giao 1.pdf/153

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

157
NHO-GIÁO


ung-dung mà chóng đến nơi, có người thì đi con đường cong-queo, thành ra vất-vả mà không bao giờ đến nơi được. Con đường thẳng là con đường đạo-đức nhân-nghĩa, con đường cong-queo là con đường gian-ác quỉ-quyệt. Trong hai con đường đó, ta phải chọn lấy một con đường mà đi. Đi con đường thẳng là người quân-tử, có nhân-cách hoàn-toàn; đi con đường cong là người tiểu-nhân hèn-hạ.

Lúc đầu chữ quân-tử là nói người có địa-vị tôn-quí, mà chữ tiểu-nhân là nói người thường nhân, không có địa-vị gì trong xã-hội. Nghĩa ấy rất rõ ở những câu này: Khổng-tử nói rằng: « Quân-tử học đạo tắc ái nhân, tiểu-nhân học đạo tắc dị sử giã 君 子 學 道 則 愛 人,小 人 學 道 則 易 使 也: Quân-tử học đạo thì yêu người, tiểu-nhân học đạo thì dễ khiến. » (Luận-ngữ: Dương-Hóa, XVII). — Quân-tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân-tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu-nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo 君 子 義 以 爲 上.君 子 有 勇 而 無 義 爲 亂,小 人 有 勇 而 無 義 爲 盜: Quân-tử chuộng nghĩa. Quân-tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn, tiểu-nhân có dũng mà không có nghĩa thì làm đúa ăn trộm. » (Luận-ngữ: Dương-Hóa, XVII).

Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi quân-tử là người có đức-hạnh tôn-quí, và gọi tiểu-nhân