Trang:Nho giao 1.pdf/160

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

164
NHO-GIÁO


cách dùng người thì lấy lòng thứ mà đãi, tùy cái tài khí của từng người mà dùng, chứ không bỏ ai cả, vậy nên dễ thờ. Cái tâm của tiểu-nhân tư và khắc. Tư thì chuộng những điều không chính, cho nên dầu không theo đạo lý mà cũng làm cho đẹp lòng được. Còn cách dùng người thì lấy lòng khắc mà đãi, dùng ai thì muốn nguời ấy thật toàn-bị mới nghe, cho nên khó thờ.

« Quân-tử nhi bất nhân giả, hữu hỹ phù? Vị hữu tiểu-nhân nhi nhân giả giã 君 子 而 不 仁 者,有 矣 夫?未 有 小 人 而 仁 者 也: Quân-tử mà bất-nhân, có vậy chăng? Chưa có tiểu-nhân mà nhân vậy. » (Luận-ngữ: Hiến-vấn, XIV). Bậc nhân-giả là thuận theo thiên-lý, chứ không có một hào ly gì là tư-dục. Người quân-tử phải để chí ở đạo nhân, đáng lẽ là không lúc nào bất-nhân được, song trong khoảng dây phút, có lúc tâm bất tại, thì cái thiên-lý gián-đoạn đi, mà làm điều bất-nhân, điều ấy có khi có chăng. Còn kẻ tiểu-nhân thì đã mất cái bản-tâm và bỏ hết cái thiên-lý rồi, dẫu một đôi khi cái thiên-lý có phát-hiện ra nữa, thì cũng không thắng được cái tư-dục, cho nên kẻ tiểu-nhân không bao giờ có nhân.

Khổng-tử chia nhân-loại ra làm hai hạng người như thế. Quân-tử chủ ở sự theo thiên-lý để làm những điều công chính, tiểu-nhân chủ ở sự theo tư-dục để làm những điều tàt