Trang:Nho giao 1.pdf/196

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

200
NHO-GIÁO


không lấy gì mà nói...; không học Lễ không lấy gì mà đứng...». (Luận-ngữ: Quí-thị, XVI). Nghĩa là không học Thi, thì sự lý không đạt, tâm khí không hòa bình, nói nghe sao được; không học Lễ, thì cái phẩm tiết không rõ, đức tính không kiên, đứng vững sao được. Học Thi, học Lễ và học Nhạc là cốt để sửa tâm tính của người ta, cho nên Ngài nói rằng: « Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc 興 於 詩,立 於 禮,成 於 樂: Hưng khởi cái chí-ý là ở Thi, sửa-sang phẩm-cách cho đứng-đắn là ở Lễ, điều-hòa tính-tình cho hoàn-toàn là ở Nhạc. » (Luận-ngữ: Thái-bá, VII).

Phương-pháp của Khổng-tử là trước hết dạy những điều người ta có thể hiểu được, rồi dần dần dạy đến những điều cao xa. Ngài theo cái phương-pháp ấy mà dạy học-trò, cho nên thầy Nhan Hồi nói rằng: « Phu-tử tuần tuần nhiên, thiện dụ nhân: bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ 夫 子 循 循 然,善 誘 人:博 我 以 文,約 我 以 禮: Phu-tử cứ tuần-tự khéo dạy-dỗ người: lấy văn-học mà làm rộng sự kiến-thức của ta, lấy lễ nghĩa mà ước thúc sự hành-vi của ta. » (Luận-ngữ: Tử-hãn, IX). Thường những kẻ có học-thức rộng mà không có lễ nhượng để ước thúc lấy mình, thì hay sinh ra kiêu-căng, làm mất cái thái-độ ôn-hòa khiêm-nhã của người quân-tử. Bởi