Trang:Nho giao 1.pdf/197

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

201
NHO-GIÁO


thế cho nên Khổng-tử lấy cái học bác văn ước lễ mà dạy người.

Ngài dạy điều gì cũng để cho học-trò phải cố sức suy-nghĩ tìm-tòi lấy, khi nào xem chừng đã gần hiểu được, nhưng còn chưa suốt được mọi lẽ, hoặc chưa giải-diễn ra được cho rõ-ràng, thì Ngài mới chỉ bảo cho. Ngài nói rằng: Bất viết: như chi hà, như chi hà giả, ngô mạt như chi hà giã dĩ hỹ 不曰:如 之 何,如 之 何 者,吾 末 如 之 何 也 已 矣: Người nào không nói rằng: làm thế nào, làm thế nào, thì ta cũng chẳng làm thế nào được ». (Luận-ngữ: Vệ Linh-công, XV). Ai mà tự mình không cố sức suy-xét cho kỹ các lẽ; thì dẫu có dạy cũng không có ích gì. Khổng-tử cho sự học là sự mình phải gắng sức luôn-luôn. Không gắng sức là không có sự học. Vậy nên Ngài dạy người ta thường chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy. Ngài nói rằng: « Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục giã 不 憤 不 啓,不 悱 不 發.舉 一 隅 不 以 三 隅 反,則 不 復 也: Không tức-giận vì muốn biết, thì không truyền mở cho, không tức-giận vì nói không rõ ra được, thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia, thì không dạy nữa. » (Luận-ngữ: Thuật-