Trang:Nho giao 1.pdf/216

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

220
NHO-GIÁO


mới đúng với cái tôn-chỉ của Khổng-giáo. Cái tôn-chỉ ấy cốt nhất là hàm-dưỡng những tình-cảm cho thật hậu, để gây thành cái tập-quán đạo-đức cho đến bậc nhân.

Theo cái nghĩa rộng chữ lễ đã định rõ trên kia, thì cái tác-dụng của lễ có thể chia ra làm bốn chủ-đích như sau này:

1• Chủ-đích thứ nhất là để hàm-dưỡng tính-tình. Nguyên Khổng-giáo vốn là cái học trọng tình-cảm, cho nhân-sự đều bởi tình-cảm mà sinh ra. Vậy nên thánh-nhân rất chú ý về việc gây nên nhiều tình-cảm rất tốt, rất hậu, tức là gây thành cái gốc đạo nhân. Cái nghĩa tối-cổ chữ lễ thuộc về việc tế-tự vẫn quan-hệ đến đạo-đức. Vì việc tế-tự có thể gây thành cái trạng-thái có nhiều tình-cảm rất hậu. Tế là lấy cái bụng thành-thực cung-kính mà đối với tổ tiên, quỉ thần: « Phù tế giả, phi vật tự ngoại chí giả giã, tự trung xuất, sinh ư tâm giã 夫 祭 者 非 物 自 外 至 者 也,自 中 出,生 於 心 也: Tế là không phải cái vật ở ngoài đến, tự trong bụng ra, ở tâm sinh ra vậy. » (Lễ-ký: Tế-thống, XXV). Trong khi tế-tự cha ông tổ tiên, lúc nào người ta cũng tưởng nghĩ đến luôn. Trước ba ngày tế đã trai giới để bụng chăm-chăm vào việc tế; đến ngày tế thì thật hình như đã trông thấy cha ông tổ tiên, thành ra có cái cảm-tình