Trang:Nho giao 1.pdf/239

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

243
NHO-GIÁO


là việc chính-trị cốt ở đạo nhân: lấy nhân mà sửa đạo, lấy đạo mà sửa mình. Có sửa được mình cho ngay chính, thì những kẻ hiền tài mới theo mà giúp mình, có người hiền tài giúp mình, thì việc chính-trị rất chóng có công-hiệu, khác nào như đất tốt thì cây cỏ mọc lên chóng vậy. Đạo nhân vốn là cái gốc của việc chính-trị, cho nên thánh hiền cần lấy sửa mình cho đến bậc nhân để đem cái đạo của mình mà thi-hành ra khắp thiên-hạ. Xem vậy thì biết cái đạo của Khổng-tử là để hành-động, chứ không phải để im lặng ngồi yên mà ngắm cảnh đời. Việc hành-động của người ta không gì bằng việc chính-trị, vì chính-trị quan-hệ đến sự hay dở của nhân quần, sự trị loạn của thiên-hạ. Cho nên Ngài nói rằng: « Nhân đạo chính vi đại 人 道 政 爲 大: Đạo người thì chính-trị là lớn ». (Lễ-ký: Ai-công vấn, XXVII). Ngài có cái tư-tưởng như thế, nên chi Ngài muốn rằng những người có tài, có đức, phải đem cái hay, cái giỏi, của mình ra trị nước yên dân.

Đây ta phải biết rằng cái quan-niệm của Nho-giáo về đường chính-trị cho sự trị loạn trong một xã-hội do ở người hành-chính, chứ không phải ở cái chính-thể. Người hành-chính mà có tài, có đức, thì nước được trị; người hành-chính không có tài, không có đức,