Trang:Nho giao 1.pdf/245

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

249
NHO-GIÁO


về cái nghĩa chữ quân cả. Vậy nên đối với việc chính-trị của một nước, Khổng-giáo lấy cái nghĩa quân thần làm trọng.

Ở trong nhà thì con phải hiếu với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với quân. Hai chữ trung qnân 忠 君 không nên theo như người ta thường vẫn hiểu là chỉ trung với người làm đế làm vương mà thôi, nhưng có thể theo nghĩa rộng là trung với cái quân quyền trong nước. Theo cái nghĩa rộng ấy, thì bất kỳ ở vào thời-đại nào, hai chữ trung quân vẫn có nghĩa chính-đáng. Có lòng trung ấy, thì dân mới yên và nước mới trị, miễn là quân quyền không trái với lòng dân là được.

Cái quân quyền là cái bảo-vật, cái thần-khí, quan-hệ đến vận-mệnh của một xã-hội, một dân-tộc, nếu không phải là bởi cái mệnh Trời trao cho, tất là bởi cái thế-lực của bọn đạo-tặc cướp lấy. Vậy muốn cho chính cái danh-hiệu của người giữ quân quyền, Khổng-giáo mới cho là quân quyền do ở mệnh Trời mà ra.

Mệnh Trời không phải là đã cho ai là nhất định cho mãi. Ai làm điều lành thì được, ai làm điều ác thì mất. Cho nên sách Đại-học dẫn câu ở thiên Khang-cáo trong kinh Thư rằng: « Duy mệnh bất vu thường, đạo thiện