Trang:Nho giao 1.pdf/258

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

262
NHO-GIÁO


có ân sâu mà không phí, khiến dân phải khó nhọc mà dân không oán, muốn mà không phải là tham, thư-thái mà không kiêu-căng, có uy-nghi mà không dữ-tợn. » Thầy Tử-Trương lại hỏi rằng: « Làm thế nào cho có ơn huệ mà không phí? Khổng-tử nói rằng: « Nhân cái lợi của dân mà làm lợi, thì chẳng phải là có ơn mà không phí hay sao? Việc nên khó nhọc mới bắt dân khó nhọc, thì ai còn oán giận nữa. Muốn nhân mà được nhân, thì sao lại là tham. Người quân-tử không vì người nhiều hay ít, không vì việc lớn hay nhỏ, không dám biếng trễ, thế chẳng phải thư-thái mà không kiêu-căng hay sao? Người quân-tử sửa áo mũ chỉnh-tề, sự trông ngó tôn-nghiêm, ai trông cũng kính-sợ, thế chẳng phải là uy-nghi mà không hung-tợn hay sao? » Thầy Tử-Trương nói rằng: » Thế nào gọi là bốn điều ác? » — « Không dạy dân để dân phạm tội mà giết, gọi là ngược; không răn bảo trước mà muốn thành việc ngay, ấy gọi là hung-bạo; hiệu-lệnh để trễ lâu, đến kỳ thì thúc-giục, ấy là thù hại dân; ban thưởng cái gì mà thu vào phát ra bủn-xỉn, gọi là kẻ hữu-tư. » (Luận-ngữ: Nghiêu-viết, XX),

Kính-cẩn và thận-trọng.— Người quân-tử không nên khinh-suất. Việc gì đã có hữu-tư xét trước kỹ-càng, rồi sau hãy quyết-định,