Trang:Nho giao 1.pdf/265

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

269
NHO-GIÁO


Hệ-từ hạ). Nghĩa là cứ theo đạo Dịch, tức là theo đạo Trời, hễ việc gì đến chỗ cùng thì phải biến, mà không biến, thì thành ra cùng, cho nên phải biến để cho thông, có thông mới được lâu. Ví như nước lên nhiều, thì phải cho chảy, nếu không chảy được thì phải ứ, mà đã ứ là vỡ. Vậy nên phải cho chảy, mà có chảy mới thông. Bởi lẽ ấy thánh-nhân dạy người ta phải biết theo thời mà biến đổi luôn để cho không đến nỗi cùng. Song phải biến đổi từ từ theo lẽ tự-nhiên, làm cho người ta biến mà không biết, hóa mà không hay, thì sự biến-hóa mới thật là thần-diệu, và mới được êm-ái vững-bền. Vậy muốn tiến-hóa cho phải đạo là phải biết theo thời: đến thời nào phải theo thời ấy mà biến đổi cho hợp thời. Bởi thế cho nên Khổng-tử nói rằng: « Tùy thời chi nghĩa đại hỹ tai! 隨 時 之 義 大 矣 哉!Cái nghĩa theo thời lớn vậy thay! » Dịch: Thoán thượng-truyện).

Đạo của Khổng-tử là đạo tùy thời, theo thiên lý mà lưu-hành, tất phải biến đổi luôn để cho càng ngày càng mới. Vậy sao lại có cái quan-niệm hiếu-cổ, nghĩa là lúc nào cũng phải suy xét cái chế-độ của cổ-nhân để mà noi-theo? Như thế há chẳng phải là một điều mâu-thuẫn trong học-thuyết của Khổng-tử hay sao? — Cái vấn-đề ấy không những