Trang:Nho giao 1.pdf/268

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

272
NHO-GIÁO


cả cái hơn cái kém, cái cao cái thấp, rồi mới phân-biệt cái trung-bình điều-hòa ở giữa mà theo. Đạo trung-dung tức là cái trật-tự điều-hòa của trời đất. Đạo ấy có kinh, có quyền, chứ không phải là lúc nào cũng cố-chấp một mực. Khi đáng theo kinh, thì dẫu chết cũng không bỏ kinh, mà khi đáng theo quyền, thì biết bỏ kinh theo quyền, cốt cho hợp thời, thuận lý thì thôi. Theo đạo ấy là theo cái tinh-thần đạo-lý, bao giờ cũng phải lấy thiên lý làm chừng, chứ không cố-chấp điều gì. Người chấp-nhất là người trí-lự hẹp-hòi, không biết quyền biến cho hợp đạo-lý. Mạnh-tử nói rằng: « Sở ố chấp nhất giả, vị kỳ tặc đạo giã, cử nhất nhi phế bách giã 所 惡 執 一 者,爲 其 賊 道 也,舉 一 而 廢 百 也: Cái đáng ghét trong sự chấp-nhất, là vì nó làm hại đạo, làm đuợc một việc bỏ trăm việc. » (Mạnh-tử: Tận-tâm thượng). Chỉ có người quân-tử mới theo được đạo trung-dung, kẻ tiểu-nhân không theo được đạo trung-dung. Vì rằng người quân-tử tư-tưởng hoặc hành-vi lúc nào cũng thời trung, nghĩa là làm việc gì cũng thích-hợp thiên-lý và phải thời; kẻ tiểu-nhân không trung-dung được, vì tiểu-nhân chỉ biết có tư-tâm tư-dục mà thôi, không hiểu cái thiên lý chí-công chí-chính, cho nên dẫu có theo trung-dung cũng là trung-dung tiểu-nhân, nghĩa là