Trang:Nho giao 1.pdf/269

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

273
NHO-GIÁO


theo cái tư-dục mà làm điều trái đạo. Vậy nên Khổng-tử nói rằng: « Quân-tử trung-dung, tiểu-nhân phản trung-dung. Quân-tử chi trung-dung giã, quân-tử, nhi thời trung; tiểu-nhân chi trung-dung giã, tiểu-nhân, nhi vô kị đạn giã 君 子 中 庸 小 人 反 中 庸.君 子 之 中 庸 也,君 子,而 時 中;小 人 之 中 庸 也,小 人,而 無 忌 憚 也[1]: Quân-tử thì trung-dung, tiểu-nhân thì trái trung-dung. Trung-dung của quân-tử là quân-tử mà thời trung; trung-dung của tiểu-nhân là tiểu-nhân mà không kiêng sợ gì cả ». Vậy Ngài cho là có cái trung-dung của quân-tử và có cái trung-dung của tiểu-nhân. Trung-dung của quân-tử mới thật là trung-dung, mà trung-dung của tiểu-nhân không phải là trung-dung. Trung-dung của quân-tử thì hợp với đạo-lý, mà trung-dung của tiểu-nhân thì tầm-thường đê-hạ. Học-giả có nhận rõ cái ý nghĩa ấy, thì mới hiểu được hai chữ trung-dung của Khổng-giáo. Bởi thế cho nên Khổng-tử nói rằng: « Trung-dung kỳ chí hỹ hồ, dân tiển năng cửu hỹ! 中 庸 其 至


  1. Tiên-nho có nhiều người thêm chữ phản 反 vào câu « Tiểu nhân chi trung-dung giã » mà đọc ra là: « Tiểu-nhân chi phản trung-dung giã ». Nhưng thiết tưởng câu nguyên-văn vẫn có nghĩa phải hơn và rộng hơn.