Trang:Nho giao 1.pdf/276

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

280
NHO-GIÁO


Kinh Dịch. — Dịch là sách tượng số để bói-toán xem cát hung và lại là sách lý-học, giải-thích lẽ biến-hóa của trời đất và sự hành-động của muôn vật, tức là bộ sách rất trọng-yến của Nho-giáo. Nguyên người Tàu về đời thượng-cổ tin rằng ở trong trời đất có lẽ âm, lẽ dương, lúc ẩn lúc hiện, không biết thế nào mà so lường được. Lẽ âm lẽ dương bất-trắc ấy là quỉ thần, thường can-thiệp đến việc lành việc dữ của người ta, cho nên khi có công việc gì là phải bói để xem ý quỉ thần. Cách bói thì dùng mai rùa gọi là bốc 卜 hay là dùng cỏ thì gọi là phệ 筮.

Vua Phục-hi (4477-4363 trước Tây-lịch kỷ-nguyên) nhân có Hà-đồ mới vạch thành ra quẻ. Lấy cái vạch liền ⚊ mà biểu-thị lẽ dương, và cái vạch đứt ⚋ mà biểu-thị lẽ âm. Dương là cơ, âm là ngẫu. Mỗi cái vạch liền hay cái vạch đứt gọi là một hào. Xếp ba hào, hoặc vạch liền cả, hoặc vạch đứt cả, hoặc vạch liền xếp lẫn với vạch đứt, đặt thành ra bát quái 八 卦 là: Kiền 乾 ☰ (trời), Đoái 兌 ☱ (đầm), Ly 離 ☲ (lửa), Chấn 震 ☳ (sấm), Tốn 巽 ☴ (gió), Khảm 坎 ☵ (nước), Cấn 艮 ☶ (núi), Khôn 坤 ☷ (đất). Tám quẻ ấy xếp theo thứ-tự như thế, gọi là: Tiên thiên bát quái 先 天 八 卦. Lấy mỗi quẻ trong tám quẻ