Trang:Nho giao 1.pdf/278

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

282
NHO-GIÁO


đời con Ngài là Chu-công Đán lại cắt nghĩa từng hào trong quẻ, gọi là Hào-từ 爻 辭 để định nghĩa cát hung trong một hào. Song sự học Dịch là sự học tâm-truyền, chỉ để người nọ truyền cho người kia mà thôi, cho nên những lời của Văn-vương và Chu-công dùng để cắt nghĩa rất là vắn tắt và có lắm câu ý nghĩa xa xôi, lơ-lửng, thật khó hiểu. Ấy là kinh Dịch trước đời Khổng-tử chỉ có thế mà thôi.

Đại đề, những quẻ Dịch là nhân sự biến đổi của âm dương mà đặt ra, để xem sự cát hung, tất là chủ về sự bói toán. Trong 64 quẻ Dịch đều nói cái lẽ cát hung tiêu trưởng và cái đạo tiến thoái tồn vong (吉 凶 消 長 之 理,進 退 存 亡 之 道). Thánh-nhân đời trước hình như có ý đem những lẽ ấy mà xét sự thịnh suy hay dở ở đời, để khuyên răn người ta. Xem như quẻ Thái, quẻ Bĩ, quẻ Kiền, quẻ Giải, đều ngụ cái ý ấy cả. Trong quẻ nào cũng chỉ có âm dương biến hóa thay đổi. Dương là cái biểu-hiệu chỉ Trời, chỉ quân-tử, chỉ cái mạnh, cái sáng, sự hay, đời thịnh; âm là cái biểu-hiệu chỉ đất, chỉ tiểu-nhân, chỉ cái yếu, cái tối, sự dở, đời suy. Âm dương tức là hai cái tương đối nhau để sinh hóa trong vũ-trụ. Cho nên xem Dịch thì phải hiểu rằng không bao giờ