Trang:Nho giao 1.pdf/28

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

32
NHO-GIÁO


Vậy cái học tâm-truyền của Nho-giáo ngõ hầu tương-tự như cái học của Pythagore, mà cái học công-truyền của Nho-giáo là cái học nhân-sinh triết-học, chú-trọng về nhân-sự, lấy sự chính-tâm tu-thân làm gốc, thật là tương-hợp với cái học của Socrate, cốt lấy luân-lý làm trọng.

Dẫu ngày nay ta không thể biết được cho thật tường-tận các cái lý-tưởng về phần tâm-truyền của Nho-giáo đời trước, nhưng theo những điều ta còn sở-cứ được ở trong các Kinh Truyện, thì ta cũng có thể biết là Nho-giáo có một phần uyên-bác lắm, và lại có thống-hệ rất rõ-ràng: lấy lý Thái-cực làm căn-bản độc-nhất, rồi xét cái động-thể của lý ấy, biết rõ sự biến-hóa của vạn vật, suốt đến cái lẽ vạn vật đều bẩm-thụ một phần thiên-lý, và tìm thấy cái mối chí-thiện trong thiên-lý, để làm mục-đích cho đạo luân-lý của loài người.

Tóm lại mà nói, thì cái học-thuyết của Nho-giáo có ba điều cốt-yếu. Về đường tín-ngưỡng, thì có cái quan-niệm thiên nhân tương dữ; về đường thực-tế, thì lấy sự thực-nghiệm làm trọng; về đường trí-thức, thì lấy sự trực-giác làm cái khiếu biết đối với các sự vật.

Về cái quan-niệm thiên nhân tương dữ của Nho-giáo, thì ai xét không kỹ, tưởng là