Trang:Nho giao 1.pdf/281

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

285
NHO-GIÁO


thông thiên-hạ chi chí, dĩ định thiên-hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên-hạ chi nghi 夫 易 開 物,成 務,冒 天 下 之 道,如 斯 而 已.是 故 聖 人 以 通 天 下 之 志,以 定 天 下 之 業,以 斷 天 下 之 疑: Dịch là để mở ra muôn vật, thành được mọi việc, bao-quát được cái đạo của thiên-hạ. Cho nên thánh-nhân dùng đạo Dịch để thông được cái chí của thiên-hạ, định được công-nghiệp của thiên-hạ, đoán được cái ngờ của thiên-hạ ».

Xét trong sách Chu-Lễ thì đời nhà Chu có quan Thái-bốc 太 卜 coi tam Dịch: Liên-sơn Dịch 連 山 易 là Dịch của nhà Hạ, lấy quẻ Cấn làm đầu; Qui-tàng Dịch 歸 藏 易 là Dịch của nhà Thương lấy quẻ khôn làm đầu; và Chu Dịch 周 易 là Dịch của nhà Chu, lấy quẻ Càn làm đầu. Về sau Liên-sơn Dịch và Qui-tàng Dịch mất đi, chỉ còn lại có Chu Dịch, tức là kinh Dịch truyền đến ngày nay. Vậy lúc đầu sách Dịch tuy có phần bí-truyền nói về đạo-lý, nhưng vẫn chủ về việc bốc-phệ, rồi đến Khổng-tử mới giảng rõ thêm phần đạo-lý hơn trước. Nghĩa là từ đời trước đến đời Khổng-tử, thì tuy có tựa vào phần đạo-lý mà giáo-hóa, nhưng vẫn chuyên về phần bốc-phệ hơn; từ đời Khổng-tử về sau, thì dẫu còn có phần bốc-phệ, nhưng lại thiên-trọng về mặt đạo-lý hơn. Song, đại để bao giờ kinh Dịch cũng bao hàm cả hai phần ấy, chỉ khác có một điều là về đời thượng-cổ,