Trang:Nho giao 1.pdf/283

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

287
NHO-GIÁO


nghĩa ấy. Bởi thế cho nên mới nói rằng: « Dịch đạo chỉ thị thời 易 道 只 是 時: Đạo Dịch chỉ có chữ thời mà thôi ». Có hiểu được chữ thời thì mới hiểu được đạo Dịch.

Khổng-tử học Dịch mất nhiều công-phu lắm. Khi Ngài đã già, Ngài xem kinh Dịch đến ba lần đứt lề, mới làm ra các thiên Truyện (Khổng-tử vãn nhi học Dịch, độc chi vi biên tam tuyệt, nhi vi chi Truyện 孔 子 晚 而 學 易,讀 之 韋 編 三 絶,而 爲 之 傳). Thế mà Ngài còn nói rằng: « Gia ngã sổ niên, tốt[1] dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ 加 我 數 年,卒 以 學 易,可 以 無 大 過 矣: Giá cho ta thêm được mấy năm nữa, để ta học Dịch cho trọn vẹn, thì khả dĩ không có điều lầm lớn vậy ». (Luận-ngữ: Học-nhi, VII), Một bộ sách mà thánh-nhân đã phải dụng-tâm đến như thế và cho là khó hiểu như thế, tất là có bao nhiêu cái tư-tưởng kỳ-diệu, ta nên biết và đừng lấy làm khinh thường vậy.

Kinh-Thư. — Kinh Thư là bộ sách chép những điển, mô, huấn, cáo, thệ, mạnh, của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau, từ đời vua


  1. Trong chính-văn viết là: 加 我 數 年,五 十 以 學 易… Nhưng xét ra khi Ngài về nước Lỗ, định lại kinh Dịch, thì Ngài đã gần 70 tuổi, vậy chữ ngũ-thập 五 十 ở đây không có nghĩa. Chắc là chữ tốt 卒 người ta chép lầm ra chữ ngũ thập 五 十. Các bản đều chú-thích như thế cả.