Trang:Nho giao 1.pdf/284

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

288
NHO-GIÁO


Nghiêu vua Thuấn cho đến đời Đông-Chu. Sách ấy là một bộ sử rất có giá-trị, khiến cho hậu-thế có thể biết được cái tư-tưởng của cổ-nhân về đạo-lý, chế-độ và phép-tắc từ đời nọ qua đời kia, hiểu được sự tiến-hóa của dân-tộc Tàu cứ từ từ mỗi đời một khác.

Nhưng vì kinh Thư bị nhà Tần đốt mất, đến đời nhà Hán mới có quan bác-sĩ đời nhà Tần là Phục-sinh (có người nói là con gái ông ấy) nhớ thuộc lòng đọc được hai-mươi-chín thiên. Sau ở nuớc Lỗ lại tìm được ở trong vách nhà Khổng-tử một tập hai-mươi-nhăm thiên, viết bằng chữ cổ. Những thiên của Phục-sinh đọc ra, gọi là kim-văn, những thiên tìm được gọi là cổ-văn. Về sau quan bác-sĩ là Khổng An-Quốc, đời Đông-Hán, xếp cả kim-văn lẫn cổ-văn làm thành ra kinh Thư truyền đến ngày nay.

Kinh Thư chia ra làm: Ngu-thư, Hạ-thư, Thương-thư, Chu-thư, cả thảy từ thiên Nghiêu-điển đến thiên Tần-thệ là 59 thiên.

Xem kinh Thư thì biết cái tính chất-phác và lối văn-chương của người đời cổ. Những sự hành-vi và những tư-tưởng chép trong sách ấy đều lấy hai chữ chấp trung 執 中 làm cốt.

Kinh-Thi. — Kinh Thi là bộ sách chép những bài ca, bài dao, từ đời thượng-cổ đến đời vua Bình-vương nhà Chu. Ca là bài hát có điệu