Trang:Nho giao 1.pdf/285

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

289
NHO-GIÁO


có vần, dùng vào lúc tế-tự, hay vào khi có việc hỉ việc hiếu. Dao là lời hát truyền khẩu của dân-gian ở thôn-dã. Xem kinh Thi thì biết những tính-tình, phong-tục và chính-trị các đời và các nước Chư-hầu ở nước Tàu. Như là Mân-phong thì nói cái tục cần-kiệm của người nước Mân, Vệ-phong thì nói cái tục dâm-mỹ của người nước Vệ, Tần-phong thì nói cái sự hối-quá của người nước Tần v. v. Hoặc như Đại-nhã, Tiểu-nhã thì nói việc chính-trị thịnh suy đời nhà Chu

Học kinh Thi có thể di-dưỡng tính-tình và mở rộng sự tri-thức của người ta, cho nên Khổng-tử nói rằng: « Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh 詩 可 以 興,可 以 觀,可 以 羣,可 以 怨,邇 之 事 父,遠 之 事 君.多 識 於 鳥 獸 草 木 之 名: Đọc kinh Thi thì khả dĩ cảm-phát chí-ý, khả dĩ xem xét điều hay điều dở, khả dĩ hòa-hợp mà không, lưu-đãng, khả dĩ bày tỏ cái sầu oán mà không giận. Gần trong nhà thì biết cách thờ cha, xa ra ngoài thì biết cách thờ vua, biết nhiều những tên các giống chim muông cây cỏ ». (Luận-ngữ: Dương-Hóa, XVIII). Kinh Thi có nhiều ý-tứ, nhưng khi xem sách ấy phải giữ cái tâm của mình cho chính, thì sự học mới có lợi. Khổng-tử nói rằng: « Thi tam bách