Trang:Nho giao 1.pdf/290

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

294
NHO-GIÁO


Nếu ai không theo lễ mà ở ngôi, thì người ta cho là họa ác ». Sửa lại như thế thì đúng với văn trong sách Khổng-tử gia-ngữ, văn lý thông hơn và ý nghĩa sáng rõ lắm, nhưng lại không có hai chữ tiểu-khang đối với hai chữ đại-đồng ở đoạn trên.

Vả chăng Khổng-tử dẫu có nói những điều ấy, thì cũng chỉ cốt nói sự phải dùng lễ mà thôi, chứ không có ý phân ra đại-đồng và tiểu-khang, để trọng Ngũ đế mà khinh Tam vương. Điều ấy rất rõ ở đoạn đầu. Ngài cho lễ là phải tùy thời mà biến đổi, mỗi đời phải dùng một khác, để cho hợp với cái lẽ biến hóa của trời đất. Chư nho hiểu rõ cái nghĩa ấy, cho nên mới nói rằng đoạn ấy là của những người đời sau nhiễm cái học của Lão Trang cho là cái đạo mất mới có nhân nghĩa v. v. rồi bịa đặt ra, hoặc sửa đổi lại như thế, chứ không phải là lời của Khổng-tử.

Cận kim, bọn nho-giả là Khang Hữu-Vi và Lương Khải-Siêu công nhận đại-đồng là cái học vi ngôn và tiểu-khang là cái học đại nghĩa của Khổng-tử. Song xét ra thì có lẽ bọn Khang, Lương bị cái ảnh-hưởng của tân trào, mới đem những ý ấy mà nói cái chính-thể cộng-hòa và quân-chủ. Kỳ thực không đúng cái tôn-chỉ của Khổng-học. Cái tôn-chỉ ấy cho là mỗi thời nhân trí biến thiên đi một khác, thì việc trị cũng phải tùy