Trang:Nho giao 1.pdf/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

36
NHO-GIÁO


ngày nay, gọi là trực-giác, tức là sự biết rất nhanh, rất rõ, suốt đến cái tinh-thần cả một toàn-thể. Lấy cái khiếu biết ấy mà xem xét mọi sự vật, nghĩa là lấy con mắt tinh-thần mà trông suốt đến cái tinh-thần của các sự vật, thì không bao giờ sai được. Cách dùng trực-giác như thế cần phải có công-phu lắm, vì phải bỏ hết cái tư tâm tư dục đi, rồi đem cái tinh-thần minh-mẫn của mình chú vào cái tinh-thần của sự vật mình xét, thì mới thấy rõ được cái chân-hình chân-tướng của sự vật ấy.

Cái học dùng trực-giác của Nho-giáo có phần tương-hợp với cái học của Henri Bergson, là một nhà triết-học trứ-danh ở nước Pháp, đã phát-huy ra ở bên Âu-châu ngày nay, chủ lấy trực-giác mà xét các chân-lý. Tuy rằng lối Tây-học thì bao giờ cũng tinh-vi và đúng phương-pháp khoa-học hơn, nhưng đó là phần hình-thức bề ngoài, chứ lấy phần tinh-thần mà so-sánh cái học của Nho-giáo với cái học của Henri Bergson, thì thấy có nhiều điều không xa nhau là mấy. Ta càng xem kỹ cái học của Henri Bergson, ta lại càng thấy rõ cái phần cao-minh của Nho-giáo.

Nhưng đây chỉ nói lược qua cái đại-ý của các học-phái bên Tây, để độc-giả biết cái tinh-thần Tây-học cùng với cái tinh-thần Nho-