Trang:Nho giao 1.pdf/33

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

37
NHO-GIÁO


giáo tương đồng tương dị là thế nào, mà phê-bình và phán-đoán cho khỏi sai lầm. Chủ-ý là để làm cho rõ cái học-thuyết của Nho-giáo, chứ không phải là để kê-cứu cho tường-tận các học-phái bên Tây. Song cứ bình-tình mà xét, giả sử đem bóc lột cái vỏ văn-từ của Tây và Đông khác nhau đi, rút lấy cái tinh-thần của Nho-giáo và các học-thuyết ở Tây-phương đã nói trên kia, thì thấy cái tư-tưởng của nhân loại, dẫu Đông Tây mặc lòng, có lắm khi cũng rung động theo một dịp tương tự như nhau, và thường hay gặp nhau ở trên một con đường vậy. Chỉ khác nhau ở sự thực-tiễn, mỗi phương có một phong-thổ, có một tập-quán, cho nên sự hành-động không được tương hợp. Những sự khác nhau ấy há chẳng phải là thiên-lý lưu-hành biến-hóa tùy thời, tùy thế, mà điều-hòa cho vạn sự các đắc kỳ sở hay sao? Khác là khác cái hình-thức ở bề ngoài, chứ cái tinh-thần chủ-động ở trong thường cũng là một mà thôi. Vậy bất kỳ đông-học hay tây-học, nếu ta biết lấy cái tinh-thần mà suy xét mọi sự vật, ắt là ta biết rõ cái tôn-chỉ của các thánh hiền đều chủ ở sự làm cho cao cái phẩm-giá của nhân loại. Các nhà tân-học nước ta ngày nay tưởng không nên vội-vàng cho cái học cũ là dở, chỉ nên suy-xét cho kỹ, xem cái hay cái dở do tự đâu, để tìm cách mà bồi bổ thêm