Trang:Nho giao 1.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

43
NHO-GIÁO


được nghĩa, tức là chỉ cho ta biết được cái vỏ ở ngoài, chứ không cho biết được cái tinh-thần linh-hoạt ở trong các sự vật. Cái tinh-thần ấy có khi tự-nhiên ta biết được, mà không có thể nói rõ ra được. Thường những điều ta nói ra được, hoặc vẽ ra được, lại không phải là cái tinh-thần nữa. Vậy nếu ta bỏ cái trực-giác là cái biết của tâm, mà chỉ chuyên dùng lý-trí, thì thường hay làm cho ta sai lầm.

Đây ta phải hiểu rõ cái học của Khổng-tử thường lấy nhân, trí, dũng, làm ba cái đạt-đức của người quân-tử. Vậy cái trí tự-nhiên hợp với thiên-lý là rất quí. Song người đời hay có cái ý xuyên-tạc dùng trí mà làm những việc đa-sự, trái với lẽ thường, cho nên mới thành ra dở. Mạnh-tử là người tự xưa đến nay hiểu đạo Nho hơn cả, nói rằng: « Cái đáng ghét trong cái trí là vì cái ý xuyên tạc, chứ như cái trí trị thủy của vua Vũ, thì không có điều gì là đáng ghét. Vua Vũ trị thủy làm điều vô-sự, nghĩa là cứ thuận cái tính của nước mà cho nước chảy. Cái trí ấy thật là lớn vậy »[1].

Cái trí xuyên-tạc ấy là cái trí-thuật, tương phản với cái trí tự-nhiên. Hễ lúc nào ta bỏ mất cái trí tự-nhiên đi mà dùng trí xuyên-tạc, thì cái trí xuyên-tạc ấy cứ tùy-tùng cái tư-dục


  1. Mạnh-tử: Ly-lâu hạ.