Trang:Nho giao 1.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

45
NHO-GIÁO


Thiết tưởng đó là cái đặc-sắc của Khổng-giáo. Không phải là xưa nay người Tàu không biết có cái học-thuyết nào khác nữa, xem như về cuối đời Xuân-thu, cùng gần đồng-thời với Khổng-tử, đã có Mặc-tử xướng lập lên một học thuyết, tưởng đời nay chắc hẳn có nhiều người sùng bái. Nhưng Khổng-giáo thì chủ lấy trực-giác mà theo thiên-lý, Mặc-giáo thì chủ lấy lý-trí mà khiến nhân dục. Khổng-giáo thì cứ để tùy cảm mà ứng, cốt cầu lấy sự ung-dung thư-thái, Mặc-giáo thì bất cứ việc gì cũng tìm cái lẽ: để làm gì, hay làm thế nào, trí-não cứ phải suy hơn tính thiệt, lúc nào cũng phải lo nghĩ, được cái này muốn cái nọ, bụng người ta thật là chật-vật vất-vả. Khổng-giáo muốn tiến-hóa theo lẽ tự-nhiên, cầu lấy trật-tự phân-minh, trên dưới hòa-thuận, Mặc-giáo cầu lấy sự tiến-thủ, lo hạn-chế cái thế-lực tự-nhiên, thật là thích hợp với cái tư-tưởng và cuộc sinh-hoạt ngày nay vậy. Hai cái học-thuyết ấy đã xung-đột nhau, để chiếm lấy cái thế-lực ở xã-hội nước Tàu trong hàng mấy trăm năm. Nhưng vì Khổng-giáo có phần cao-minh hơn và lại thích-hợp với tính-tình người Tàu, cho nên mới chiếm được cái địa-vị độc-tôn, mà Mặc-giáo thì phải tiêu-ma đi mất.

Xét ra cho kỹ, thì đạo nhân của Khổng-tử có cái sở-trường là đem nhân-đạo điều-hòa