Trang:Nho giao 1.pdf/43

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

47
NHO-GIÁO


dùng trực-giác không được chắc-chắn. Dùng trực-giác, thì chỉ cậy ở cái tia sáng của tinh-thần mà thôi, nhưng khi mà tâm người ta không chính, ý không thành, thì biết đâu cái tia sáng ấy lại không bị cái thế-lực của tập-quán, hay cái thế-lực khác làm cho nó không chiếu đúng vào chân-lý được. Vậy nên phải dùng lý-trí mà kiểm-soát những điều mình đã biết, để biết chắc sự biết của mình là xác-thực. Bởi thế cho nên ngày nay người ta tuy vẫn công-nhận trực-giác là cách để hiểu biết rất quí, rất tốt, nhưng vẫn cần phải dùng lý-trí để thí-nghiệm hoặc để phân-tích những lẽ mình đã biết, cho rõ-ràng chắc-chắn. Song phải cần có một điều là đừng để cho lý-trí làm nô-lệ tư-dục, thì sự dùng lý-trí là một việc rất hay. Tưởng ý ấy không trái cái tôn-chỉ của Nho-giáo, vì Nho-giáo cốt phải tùy thời mà biến đổi để cho hợp đạo trung. Vậy thì nay ta phải dùng cả trực-giác và lý-trí. Trực-giác là để biết, mà lý-trí là để kiểm-soát. Đó là cái phương-pháp của khoa-học ngày nay phải như thế. Không có cái phương-pháp ấy không phải là khoa-học.

Nay ta ở vào thời-đại khoa-học đang tiến-bộ, ta không thể trở lại theo lối sinh-hoạt thời cổ được. Song cái tinh-thần của Nho-giáo vốn có phần rất mỹ-mãn, và đã có rễ ăn sâu-xa vào tủy não của người mình. Nếu ta