Trang:Nho giao 1.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

48
NHO-GIÁO


không hiểu cái tinh-thần ấy cho đến nơi đến chốn, chưa gì đã vội đem cắt bỏ đi, thì vị tất đã lợi cho tương-lai của xã-hội mình. Vậy nên mong rằng ta giữ được cái nền đạo-đức cũ mà tham chước với sự sinh-hoạt đương-thời, để cho tâm với trí cùng tiến-hóa, cùng điều-hòa được với nhau, thì có lẽ cái đạo của thánh-hiền cũng có thể sáng rõ ra được, và nhân loại không đến nỗi lờ-mờ như người đi đêm vậy. Nho-giáo trọng sự chính tâm, tu thân, nhưng vẫn lấy điều trí tri, cách vật, làm cốt-yếu. Vậy đem Nho-giáo mà dung-hợp với khoa-học ngày nay, tưởng cũng không phải là trái với cái tôn-chỉ của Khổng Mạnh, phải tùy thời mà biến đổi. Miễn là lúc nào cũng giữ lấy nhân nghĩa làm gốc, thì càng thay đổi bao nhiêu lại càng thích-hợp với cái chủ-nghĩa của Nho-giáo bấy nhiêu.

Nho-giáo truyền đến đời Tây-Hán, vì nhờ có quân-chủ bảo-hộ mới thịnh-hành dần dần lên. Song lúc Hán sơ, Lão-giáo và Mặc-giáo còn đang có thế-lực, Nho-giáo chưa chiếm được cái độc-quyền ở trong xã-hội Tàu. Đến