Trang:Nho giao 1.pdf/45

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

49
NHO-GIÁO


cuối thế-kỷ thứ hai trước Tây-lịch kỷ-nguyên, vua Vũ-đế nhà Hán nghe lời thỉnh-cầu của Đổng Trọng-Thư, mới bắt các học-giả phải chuyên-trị lục nghệ và bãi truất bách gia. Từ đó về sau Nho-giáo thành ra quốc-giáo và những người nho-học mới chiếm được cái địa-vị tôn-trọng ở triều-đường. Kế đến đời Đông-Hán vào quãng thế-kỷ thứ nhất sau Tây-lịch kỷ-nguyên, Nho-giáo mới thật là cực-thịnh. Vì thuở ấy không những là những người nho-học được trọng-dụng ở triều-đình mà thôi, còn có các danh-nho mở trường dạy học, môn-đệ có khi đông đến hàng mấy nghìn người, đem Nho-giáo truyền-bá ra khắp chỗ dân-gian. Ấy là thời-đại Nho-giáo thịnh đến cực-điểm vậy.

Song cũng vì Nho-giáo chiếm được cái quyền độc-tôn, mà thành ra có nhiều điều hư hỏng. Vì theo lẽ tự-nhiên của trời đất, thì trong thế-gian không có cái gì là cái không biến. Có biến thì mới sống, không biến là chết. Đó là cái lẽ huyền-bí của tạo-hóa, dẫu có muốn thế khác, cũng không sao được. Học-thuyết, tôn-giáo, chính-trị nào cũng vậy, hễ không theo cái công-lệ ấy, đều là hư-hỏng cả. Phàm khi đã nhận một cái hình-thức làm nhất-định, ai cũng cho là hoàn-toàn, không dám phê-bình đến, không dám sửa đổi gì nữa,