Trang:Nho giao 1.pdf/58

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

62
NHO-GIÁO


phải trọng sự kinh-nghiệm. Phàm điều gì tổ-tiên đã thi-hành ra mà đã có hiệu-quả, thì con cháu cứ đời đời noi theo, bởi thế cho nên thành ra cái tính thủ-cựu. Bao nhiêu những lệ-luật của đế vương đời trước đã đặt ra, là đều lấy làm khuôn phép cho đời sau.

Cứ theo sử Tàu thì lúc đầu có mấy ông vua rất có công mở-mang cho dân-tộc Tàu, trước hết là vua Phục-hi (4480 - 4365 trước Tây-lịch kỷ-nguyên) vạch ra tám quẻ để thông cái đức của thần-minh và để bày rõ cái tình của muôn vật, đặt ra thư khế để thay cái tục lấy dây thắt nút, và định ra lệ giá thú. Vua Thần-nông (3220 - 3080) dạy dân giồng ngũ cốc. Vua Hoàng-đế (2697 - 2597) chế ra áo mũ, sai quan đặt văn-tự, định can chi, làm lịch, dùng toán số. Vua Nghiêu (2357 - 2257) sai họ Hi, họ Hòa xem sự chuyển-vần của mặt trời, mặt trăng và tinh thần để dạy dân biết lúc nghỉ, lúc làm, mùa cấy, mùa gặt. Thời bấy giờ có ông Thuấn giúp vua Nghiêu đi tuần thú bốn phương, tiếp-kiến những hậu các nước, sửa đổi ngày tháng và bốn mùa cho đúng, định âm-nhạc, phép đo, phép lường, phép cân, cho nhất-luật đâu đâu cũng dùng như nhau cả. Vua Nghiêu mất, vua Thuấn (2256 - 2208) lên nối ngôi, đặt ra quan-chế và dùng những người tài giỏi như bọn ông Vũ,