Trang:Nho giao 1.pdf/65

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

69
NHO-GIÁO


1. Nói về cuộc biến-hóa của vũ-trụ, quan-hệ đến vận-mệnh của nhân-loại.

2. Nói về các mối luân-thường đạo-lý ở trong xã-hội.

3. Nói về các lễ nghi trong việc tế-tự trời đất, quỉ thần.

Những điều ấy thành ra cái thế-lực rất to, có ảnh-hưởng đến sự tư-tưởng và sự hành-động của cả nhân chúng trong xã-hội. Bởi vì những điều ấy chính là điều cốt yếu của một tôn-giáo, cho nên từ Khổng-tử trở đi, mới gọi cái học của Nho-gia là Nho-giáo, và mới tôn Khổng-tử là tị-tổ của Nho-giáo vậy.

Đại-khái chính-trị, phong-tục, học-thuật, tư-tưởng của người Tàu về đời thượng-cổ nói tóm lại là thế. Người Tàu sớm biết nghề canh-nông, cho nên mới lấy việc làm lịch làm quan-trọng. Phần thì để cho dân biết thời tiết mà làm-ăn, phần thì để sai khiến dân làm công kia việc nọ cho phải thời, khỏi ngăn trở sự cày cấy. Bởi vậy người đời cổ hay xem xét thiên-sự. Song người Tàu vốn có tính chuộng sự thực-tế, xem việc Trời là chủ-đích để làm việc người. Vì thế cho nên bao nhiêu những học-thuyết và tư-tưởng đều chủ vào đạo-đức luân-lý cả. Chỉ hiềm một nỗi là đạo ấy không phổ-thông, thành ra dân