Trang:Nho giao 1.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

103
NHO-GIÁO


giả như tư phù, bất xả trú dạ 逝 者 如 斯 夫,不 舍 晝 夜: Đêm ngày cứ chảy luôn-luôn như thế mãi! » (Luận-ngữ: Tử-hãn, IX). Ý Phu-tử nói cái đạo của trời đất cứ lưu-hành như nước chảy, không lúc nào nghỉ: cái vừa mới có, đã thành ra cái quá-khứ rồi, liên-tiếp nhau mãi mãi, chứ không có cái gì đã thành ra mà lại không biến đổi đi. Cái ý-nghĩa ấy chính là cái ý-nghĩa chữ dịch vậy.

Phàm đã nói biến-đổi, thì cái đơn-nhất, cái tuyệt-đối không biến đổi được, tất phải có hai cái tương-đối, tương điều-hòa, thì mới sinh sinh hóa hóa được. Hai cái tương-đối ấy là hai cái khác nhau, như sự động, sự tĩnh, cái cứng, cái mềm, tức là âm với dương. Hai cái ấy đun đẩy nhau, điều-hòa với nhau mà biến hóa ra thiên hình vạn trạng, cho nên mới nói rằng: « Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa 剛 柔 相 推 而 生 變 化: Cứng mềm đun đẩy nhau mà sinh ra biến hóa. » (Dịch: Hệ-từ thượng).

Theo cái lý-tưởng ấy thì đạo trời đất khởi đầu rất giản-dị. Do cái giản-dị mà thành ra những cái phồn-tạp. Tức như là trong kinh Dịch chỉ cốt có hai cái vạch: cái vạch liền ⚊ và cái vạch đứt ⚋ là hai cái phù-hiệu dương và âm. Lấy hai vạch ấy thay đổi nhau