Trang:Nho giao 2.pdf/101

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

101
NHO-GIÁO


Tử-Cung. Nhưng Tử-Cung là ai? Sách Hán-thư Nho-lâm-truyện chép rằng: « Đời Chiến quốc có Hàn-Tý 馯 臂 tên tự là Tử-Cung-người đất Giang-đông có học Dịch ». Song ngoài sự học Dịch ra, thì không có danh tiếng gì khác nữa. Vậy nên có người nói rằng Tử-Cung tức là Trọng-Cung. Đó cũng là lời nói phỏng mà thôi, chứ không lấy gì làm đích-xác cho lắm.

Dẫu Tuân-tử thuộc về phái nào mặc lòng ông là một nhà đại-nho về cuối đời Chiến-quốc. Thủa ấy ở nước Tàu, Nho-giáo, Lão-giáo và Mặc-giáo đều thịnh-hành cả. Các học-giả xuất nhập ở ba học-thuyết ấy, nhưng mỗi người theo một tôn-chỉ, hoặc thiên về mặt kiêm-ái, hoặc thiên về mặt vị-ngã, hoặc sùng-bái thiên-nhiên, hoặc chú-trọng về mặt khoa-học hay là triết-lý, hoặc chú-trọng về mặt chính-trị và hình-pháp. Các học-thuyết phân-vân công-kích lẫn nhau, thật là một thời-đại học-thuật rất thịnh vậy. Những học-giả thời ấy ai cũng khuynh-hướng về mặt biện-thuyết lấy văn-từ mà tranh hơn tranh kém. Chính những người bên Nho-giáo cũng theo cái phong-trào ấy, mà bỏ mất cái thái-độ khuếch-nhiên thái-công của Khổng-giáo lúc đầu. Tuân-tử cũng dùng lối biện-luận, mà công-kích các học-thuyết khác. Trong sách của ông thường hay bàn đến những học-thuyết ấy và