Trang:Nho giao 2.pdf/104

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

104
NHO-GIÁO


không biết dùng trí; Huệ-tử bị tế-tắc về hư-từ mà không biết cái thực lý; Trang tử bị tế-tắc về trời mà không biết có người. Cho nên theo cái dụng, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về sự cầu lợi; theo cái sở dục của người ta mà không biết có sự hạn-chế, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về sự khoái-chí; theo pháp-luật, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về thuật-số; theo quyền-thế, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về sự tiện-lợi; theo cái hư-từ, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về biện-luận; theo trời, thì cái đạo của thiên-hạ chú hết cả về nguyên-nhân. Mấy điều ấy đều là một góc của đạo vậy », (Giải-tế, XXI).

Đại-để cái học của Tuân-tử thường chủ ở sự bài-bác các học-phái để phát-minh Nho-giáo ra. Song cũng vì ông quá thiên về sự biện-luận cho nên cái học của ông tuy có phần sở trường về đường luận-lý, nhưng lại sở đoản về đường tâm-đắc. Ấy bởi thế mà thành ra không đúng với tinh-thần của Khổng-giáo vậy.

Tuân-tử tuy là một cự-tử trong Nho-giáo, nhưng vì ông hấp-thụ cái không-khí đời Chiến-quốc, cho nên ông thiên về mặt biện-luận mà bỏ mất cái lối tâm-học uyên-bác của Khổng-giáo. Ông không nói đến cái nghĩa rộng chữ nhân của Khổng-tử, và chỉ hiểu cái