Trang:Nho giao 2.pdf/107

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

107
NHO-GIÁO


Nghiêu mà đạo ấy còn, không vì vua Kiệt mà đạo ấy mất. Lấy sự trị mà đối-phó với đạo ấy, thì lành; lấy sự loạn mà đối-phó với đạo ấy, thì dữ ». (Thiên-luận, XVII). Cứ như cái ý-kiến ấy, thì việc hay việc dở của người ta, là tự người ta làm ra. Trời không có can-thiệp gì đến cả. Bởi vậy mới nói rằng: « Làm cho mạnh cái gốc, mà sự dùng có tiết độ, thì Trời không thể làm cho nghèo đói được; dự-bị sự nuôi và hành-động thuận thời, thì Trời không thể gieo bệnh-tật cho được; sửa đạo mà không trái với đạo, thì Trời không gây vạ cho người được. Cho nên thủy hạn không có thể khiến cho người phải đói khát được, rét nóng không thể khiến cho người ta đau ốm; yêu quái không thể làm hại được người. Cái gốc bỏ mà sự dùng xa-xỉ, thì Trời không thể làm cho giàu được; sự nuôi sơ-lược mà sự hành-động ít, thì Trời không thể làm cho trọn vẹn được; trái với đạo mà làm càn thì Trời cũng không thể làm cho tốt lành được. Cho nên chưa có thủy hạn mà đã đói khổ, chưa có nóng lạnh mà đã ốm đau, chưa có yêu quái mà đã bị điều hung-ác. Cái thời với đời trị giống nhau, mà cái tai vạ với đời trị thì khác nhau, không vì thế mà oán Trời, bởi cái đạo tự-nhiên là vậy. Cho nên ai mà rõ sự phân-cách của Trời và người, thì có thể gọi là bậc chí-nhân 至 人.