Trang:Nho giao 2.pdf/108

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

108
NHO-GIÁO


« Không làm mà nên, không cầu mà được, gọi là cái chức-vụ của Trời. Như vậy, đạo trời tuy thâm viễn, nhưng bậc chí-nhân không hề để ý lo nghĩ đến; tuy cao-đại nhưng không hề để ý suy-xét đến; ấy gọi là không tranh cái chức-vụ của Trời. Trời có thời của Trời, đất có tài-sản của đất, người có việc trị của người, ấy gọi là có thể ngang với trời đất. Bỏ cái của mình có thể lấy mà ngang với trời đất mà chỉ muốn cái ngang với trời đất thì lầm vậy ». (Thiên-luận, XVII).

« Bất dữ thiên tranh chức 不 與 天 爭 職: Không tranh cái chức-vụ của Trời », đó là cái tư-tưởng đặc-biệt của Tuân-tử. Ông bài-xích cái thuyết Trời có ý-chí thưởng phạt sự thiện sự ác của Mặc-giáo và cái thuyết sùng-bái thiên-nhiên của Lão-giáo. Cái học của ông chủ ở sự tôn-sùng việc người làm, cốt tiến-thủ ở trong cuộc sinh-hoạt của loài người. Cái học ấy tuy có một phần thích hợp với cái học của Nho-giáo, nhưng vì ông thiên hẳn về mặt thiên-nhân bất tương quan, cho nên thành ra lại khác với cái học của họ Khổng và họ Mạnh.

Tuân-tử muốn rằng người ta chỉ nên biết việc người, để làm cho người ta mỗi ngày một tiến-bộ thêm, chứ không cần biết việc Trời. Vì Trời với người đã không quan-hệ với nhau, thì trông cậy ở Trời có được ích gì?