Trang:Nho giao 2.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

112
NHO-GIÁO


Có người cãi rằng: nếu việc Trời và việc người không quan-hệ với nhau, thì sao trời nắng, mà đảo-vũ lại mưa, sao bói-toán lại có ứng-nghiệm? Tuân-tử cho những điều ấy không phải là sự cảm-ứng của trời đất, nhưng là việc của những nhà chính-trị bày đặt ra cho có văn-vẻ để yên lòng người mà thôi. Cho nên ông nói rằng: « -Đảo-vũ mà mưa là sao? Không sao cả, cũng như không đảo-vũ mà mưa vậy. Nhật-thực nguyệt-thực thì cứu[1], trời hạn-hán thì đảo-vũ, bói cỏ thi mai rùa rồi mới quyết việc lớn, những việc ấy không phải là làm thế mà cầu được, nhưng để làm cho có văn sức việc chính-trị vậy.

Cho nên người quân-tử thì lấy làm việc văn-sức, mà trăm họ thì lấy làm việc thần-thánh. Lấy làm việc văn-sức thì lành, lấy làm việc thần-thánh thì dữ vậy». (Thiên-luận, VXII). Lành là lấy những việc ấy làm sự văn-tiết cho thuận cái tình của người ta mà không mê-tín, cho nên không hại; dữ là nếu cho những việc ấy là việc thần-thánh, thì lòng người sinh ra nhiều mối mê-hoặc, thờ cúng bậy-bạ để cầu lợi cầu phúc, làm thành cái vạ lớn cho


  1. Người Á-đông ta ngày xưa cho nhật-thực và nguyệt-thực là có giống quái phạm vào mặt trời, mặt trăng, cho nên khi người ta thấy có nhật-thực và nguyệt-thực thì đánh trống đập mẹt, để cứu mặt trời mặt trăng.