Trang:Nho giao 2.pdf/114

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

114
NHO-GIÁO


cái tâm ở giữa, hư-không, để trị ngũ-quan, thế gọi là thiên-quân 天 君; tài-chế các loài, không phải loài mình, để nuôi loài mình, thế gọi là thiên-dưỡng 天 養; thuận loài người là phúc, trái loài người là vạ, thế gọi thiên-chính 天 政. Làm tối cái thiên-quân, loạn cái thiên-quan, bỏ cái thiên-dưỡng, trái cái thiên-chính, sai cái thiên-tình, để làm hỏng cái thiên-công 天 功, thế gọi là đại-hung. Bậc thánh-nhân làm cho trong-sạch cái thiên-quân, ngay chính cái thiên-quan, đủ cái thiên-dưỡng, thuận cái thiên-chính, nuôi cái thiên-tình, để cho trọn vẹn cái thiên-công, như thế là biết cái nên làm và biết cái không nên làm, cho nên mới cai-quản được trời đất và dịch-sử được muôn vật. Những sự làm không có cái gì là không trị, những sự nuôi không có cái gì là không thích-nghi, những sự sinh-hoạt không có cái gì là bị hại, thế gọi là biết Trời. Cho nên người đại-xảo là khéo ở chỗ không làm (không làm việc trời), người đại-trí là khôn ở chỗ không lo (không lo việc trời). Những cái mà ta đã biết có ở trên trời thì ta đã đủ rõ cái thùy-tượng của trời, khả lấy mà biết được thời-tiết vậy. Những cái mà ta đã biết có ở dưới đất, thì ta đã đủ rõ cái thổ-nghi của đất, khả lấy mà trồng-trọt sinh-sản ra vậy. Những cái mà ta đã biết có ở bốn thời, thì ta đã đủ rõ cái lẽ thuận-thời, khả lấy mà làm-ăn vậy.