Trang:Nho giao 2.pdf/125

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

125
NHO-GIÁO


—Rằng: cái tình và cái dục của người ta thế nào, thì của mình cũng vậy. — Rằng: nếu thế thì cái thuyết tất không thi-hành được. Cho nên cái tình của người ta là muốn năm cái cực ấy, mà lại bảo không muốn nhiều, thì cũng ví như bảo cái tình của người ta là muốn phú-quí mà không muốn của-cải, muốn sắc đẹp mà ghét Tây-Thi vậy. Người đời xưa không thế, lấy cái tình của người ta làm muốn nhiều mà không muốn ít, cho nên lấy sự phú hậu mà thưởng, lấy sự giết hại mà phạt. Đó là bách vương đều đồng thế cả ». (Chính-luận, XVII).

« Phàm người nói việc trị mà đợi ở sự bỏ cái dục, chính là người không có cách để đạo-dẫn cái dục, mà đã khốn-khổ ở sự có dục vậy. Phàm người nói việc trị mà đợi ở sự quả dục, chính là người không có cách để tiết-chế cái dục, mà đã khốn-khổ ở sự đa dục vậy. Sự hữu dục và sự vô dục là hai loài khác nhau, như cái sống và cái chết, chứ không phải việc trị và việc loạn. Cái dục nhiều hay ít là hai loài khác nhau, do cái số tất nhiên của cái tính, chứ không phải là việc trị việc loạn vậy. Cái dục không đợi có chắc là được mới muốn, mà sự cầu của cái dục thì theo cái gì nên muốn mới muốn. Cái dục mà không đợi cái khả đắc là bởi chịu của Trời vậy. Còn người tìm cái sở khả là bởi chịu của tâm.