Trang:Nho giao 2.pdf/126

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

126
NHO-GIÁO


Thiên tính tự nhiên là có dục, mà tâm là để tiết-chế cái dục... Người ta muốn sống là rất mực vậy, ghét chết là rất mực vậy, thế mà có người theo cái sống, thành cái chết, không phải là không muốn sống mà muốn chết, nhưng là tại không cho cái sống là phải, mà cho cái chết là phải. Cho nên khi cái dục nhiều quá độ, mà sự động-tác không kịp, là bởi cái tâm ngăn lại; cái mà tâm đã cho là phải, mà hợp lý, thì cái dục tuy nhiều cũng không hại gì cho việc trị. Khi cái dục không kịp, mà sự động-tác nhiều quá độ, là bởi cái tâm sai khiến; cái mà tâm đã cho là phải, mà hợp lý, thì cái dục tuy ít, có ngăn thế nào được cái loạn? Cho nên việc trị, việc loạn là quan-hệ ở cái tâm cho là sở khả, chứ không quan-hệ ở cái sở dục của tình. Không tìm ở chỗ quan-hệ là cái tâm, mà đi tìm ở chỗ không quan-hệ là cái dục, thì tuy nói là ta được rồi, chính là ta mất rồi vậy. Tính là cái của Trời thành-tựu, tình là cái thể-chất của tính, dục là cái ứng-dụng của tình. Vậy lấy cái dục làm cái khả đắc mà cầu nó, là sự tất nhiên của tình, không tnể không được. Lấy cái dục làm phải, mà đạo-đạt nó, thì cái khôn biết tất ở đó mà ra vậy. Cho nên tuy người làm đứa canh-cửa, nhưng cái dục không thể bỏ được, bởi nó là cái cụ-thể của tính vậy. Tuy người làm thiên-tử, nhưng cái dục cũng không thể hết được.