Trang:Nho giao 2.pdf/127

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

127
NHO-GIÁO


Cái dục tuy không thể hết được, nhưng sự tìm cái dục mà dùng có thể làm gần bớt hết được cái dục; cái dục tuy không thể bỏ được, nhưng sự tìm cái dục mà dùng có thể tiết-chế được cái dục... Kẻ có đạo, tiến thì có thể làm gần bớt hết được cái dục, thoái có thể tìm được sự tiết-chế cái dục, thiên-hạ không có gì bằng được. Phàm người ta là không ai không theo cái mình cho là phải, mà bỏ cái mình cho là không phải. Như vậy không gì bằng cách biết đạo, thế mà không theo đạo là không có vậy. Giả như một người có cái lòng muốn đi phương nam không được nhiều lắm, mà có cái lòng ghét đi phương bắc không được ít lắm, (lòng muốn đi phương nam tuy không được nhiều lắm, nhưng vẫn là muốn, lòng ghét đi phương bắc không được ít lắm, nhưng vẫn là ghét), há lại vì cái lòng đi phương nam không hết mà bỏ phương nam đi phương bắc hay sao? Cũng như nay người ta vì cái sở dục không được nhiều lắm, và cái sở ố không được ít lắm, há lại vì cái lòng sở dục không được hết, mà bỏ cái đạo đắc dục, để lấy cái sở ố hay sao? Cho nên theo cái khả lấy làm đạo, thì có hại gì mà loạn được? Bỏ cái không khả lấy làm đạo, thì có ích gì mà trị được? » (Chính danh, XXII).

Ý Tuân-tử nói rằng đã hợp đạo, thì dẫu theo cái thuyết hữu dục cũng không hại gì,