Trang:Nho giao 2.pdf/129

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

129
NHO-GIÁO


Vậy đạo là cái để cân nhắc sự phải trái hay dở. Có cái cân nhắc ấy, thì mới biến quyền biến cho thích với lẽ phải. Cái muốn và cái ghét của người ta thường không có chừng mực, cho nên sự hành-động không thể không theo đạo được. Không theo đạo, thì hay lầm về cái ghét cái muốn. Vì cái đạo có thể làm cho ta biết cái họa cái phúc, cung như cái quyền, là quả cân, có thể làm cho ta biết rõ được cái nặng cái nhẹ. Bỏ cái qnyền, thì không biết được cái nặng cái nhẹ, mà bỏ đạo, thì không biết được cái họa cái phúc, Vậy cái tình và cái dục thì bao giờ cũng có, không thể bỏ đi được, nhưng chỉ cần có cái đạo để biết cái khả và cái bất-khả thật công-chính và thật hợp-lý. Hễ cái khả và cái bất-khả mà trúng lý, thì bao nhiêu cái yêu, cái ghét, cái bỏ, cái lấy, đều không sai lầm được.

Tuân-tử bàn về tâm và đạo có nhiều điều rất hay, học-giả nên chú ý lắm. Nhưng vì ông dùng hai chữ hợp-lý theo cái nghĩa rất hẹp, thành ra cái học của ông có chỗ không lợi cho sự học-vấn. Ông nói rằng; « Phàm việc làm mà có ích cho lý, thì dựng nên, vô ích cho lý thì bỏ đi, ấy thế gọi là việc hợp đạo trung; phàm điều biết mà nói có ích cho lý thì nói, không có ích cho lý thì bỏ, ấy thế gọi là nói hợp với đạo trung. Việc làm mất cái trung gọi là việc gian, điều nói mất