Trang:Nho giao 2.pdf/133

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

133
NHO-GIÁO


lấy để biết được cái lý của vật. Lấy cái để biết cái tính của người, tìm cái khả dĩ biết cái lý của vật, mà không có cái ngờ để ngăn lại, thì suốt đời già tuổi cũng không biết hết được. Dầu có suốt được lý đến vạn ức nữa, cũng không suốt khắp cả được sự biến của muôn vật, thì cũng không khác gì người ngu. Học già đời, con đã khôn lớn, mà vẫn như người ngu và vẫn không biết điều sai lầm, như thế gọi là vọng-nhân 妄 人. Cho nên kẻ học-giả vốn học cho đến chỗ thôi. « Chỗ thôi là đâu? — Rằng: thôi ở chỗ chí túc (chỉ chư chí túc 止 諸 至 足). — Cái chí túc là cái gì? — Rằng: bậc thánh và bậc vương vậy. Thánh là bậc biết hết các vật lý vậy, vương là bậc đặt ra hết các chế-độ vậy. Hai cái hết ấy đủ làm cái phép tắc cùng cực cho thiên-hạ vậy. Cho nên kẻ học-giả lấy bậc thánh bậc vương làm thầy, theo cái phép của bậc thánh bậc vương để làm phép. Theo cái phép của bậc thánh bậc vương để tìm được cái mối; phân biệt các loài của bậc thánh bậc vương để noi theo mà bắt-chước. Theo những bậc ấy mà làm là kẻ sĩ; đồng-loại với những bậc ấy, gần được như những bậc ấy là quân-tử; biết rõ cái đạo của những bậc ấy là thánh-nhân vậy ». (Giải-tế, XXI).

Tuân-tử theo cái tôn-chỉ Nho-giáo, sùng bái các bậc thánh hiền và đế vương đời