Trang:Nho giao 2.pdf/137

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

137
NHO-GIÁO


dùng làm pháp lệnh của quốc-gia, không ai được thay đổi. Ông nói rằng: « Bậc vương-giả chế ra danh. Danh đã định thì sự biện-luận có cái thực. Cái đạo chế danh thi-hành ra, thì lời nói dễ hiểu, rồi cứ cẩn-thận khiến dân theo một đạo ấy không được lấy dị đoan mà thay đổi. Cho nên ngươi Tích (Đặng-Tích) dùng lời tự tiện đặt ra danh để làm loạn chính danh, khiến dân nghi-hoặc làm cho người ta có nhiều biện-tụng, ấy là kẻ đại-gian, tội cũng như tội tự tiện làm ra phù-tiết và cái đo cái lường vậy. Dân của vương-giả không dám mượn tiếng mà làm ra lời nói lạ để loạn cái chính danh. Dân ấy thật-thà dễ khiến; dễ khiến thì có công-hiệu. Dân ấy không dám mượn tiếng mà làm ra lời nói lạ để loạn cái chính danh, cho nên một lòng theo đạo, theo phép, mà kính-cẩn ở chỗ theo lệnh vậy, Như thế thì cái sự-tích của vương-giả lớn lên. Cái sự-tích của vương-giả lớn lên, cái công-hiệu thành-đạt, là cái cực-điểm của sự trị. Đó là nhờ có công của sự giữ cái danh cẩn-thận vậy. Nay bậc thánh bậc vương mất, cách giữ danh thì bỏ lười, những lời lạ khởi lên, danh với thực loạn cả, cái hình phải trái không rõ, thì dẫu kẻ lại giữ phép, kẻ nho noi theo học cũ, đều loạn cả. Nếu kẻ vương-giả lại sinh ra ở đời, thì ắt là lại theo cái