Trang:Nho giao 2.pdf/141

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

141
NHO-GIÁO


có cái trưng-tri, thì sự cảm-giác của ngũ quan rất rối loạn, không có manh-mối gì cả. Trưng là triệu-tập, tri là biết, trưng-tri là cái năng-lực triệu-tập các vật mà ngũ quan đã cảm-thụ, để biết cho rõ. Cái trưng-tri ấy làm cho sự tri-thức của người ta có căn-cứ. Thí-dụ: Mắt trông thấy một sắc, tâm biết rõ trong các sắc, thì sắc ấy là sắc gì; tai nghe thấy một tiếng, tâm biết rõ trong các tiếng, thì tiếng ấy là tiếng gì. Cái biết ấy của tâm gọi là trưng-tri. Nhân vì tâm có cái trưng-tri, cho nên ta mới «theo tai mà biết các tiếng, theo mắt mà biết các sắc». Nếu không có trưng-tri, thì sự cảm-giác dẫu rất nhiều, nhưng vẫn không có thống-hệ và không có ý-nghĩa, thành ra không có tri-thức được.

Song phải biết rằng nếu chỉ có tâm mà không dùng ngũ quan, thì cũng không có tri-thức được. Những cái cảm-giác của ngũ quan đã cảm-thụ, là cái nguyên-liệu của sự tri-thức; không có nguyên-liệu, thì không biết được. Không những thế mà thôi, cái tâm có trưng-tri kia không thể lìa bỏ các cái quan-năng mà tự-tại độc-lập một mình được. Tâm phải cùng với các quan-năng làm thành một thể, không phân đoạn ra được. Cái tác-dụng của trưng-tri là cái tác-dụng của tâm và của các quan-năng liên hợp với nhau làm một. Thí-dụ: Thính-quan trước