Trang:Nho giao 2.pdf/143

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

143
NHO-GIÁO


3• Cái khu-yếu để chế danh. — « Khi cái đồng cái dị đã phân-biệt rồi, sau cứ theo đó mà đặt tên. Đồng thì đặt theo đồng, dị thì đặt theo dị. Một cái đơn mà đủ hiểu thì đặt đơn, đơn không đủ hiểu thì đặt kiêm. Cái đơn và cái kiêm không tránh được nhau, thì đặt cộng, tuy cộng mà không hại vậy. Biết cái thực khác nhau, thì phải đặt cái danh khác nhau, khiến cho cái thực nào khác cũng phải có cái danh khác, không thể loạn được. Cũng như khiến cho những cái thực nào giống nhau, cũng phải có cái danh giống nhau vậy. Cho nên vạn vật tuy nhiều nhưng có khi muốn bao rộng khắp cả mà gọi gồm là « vật ». Vật là đại-cộng-danh vậy. Suy cái lý của cộng-danh ấy mà đặt cộng-danh, thì cộng-danh nọ tất có cộng-danh kia, mãi đến lúc không cộng nữa mới thôi. Có khi muốn riêng chỉ về một loại, như gọi là «điểu thú». Điểu thú là một cái đại-biệt-danh vậy. Suy cái lý của đại-biệt-danh ấy mà đặt biệt-danh, thì biệt-danh nọ tất có biệt-danh kia, mãi đến lúc không biệt được nữa mới thôi. Danh vốn không có cái phải sẵn, ta lập cái ước mà đặt ra danh, (như ở trên tầng cao xanh gọi là trời, thì người ta ai cũng theo cái ước ấy mà gọi là trời vậy). Cái ước đã định, cái tục đã thành, thì cho là phải. Khác với cái ước thì cho là không phải. Danh vốn không có cái