Trang:Nho giao 2.pdf/146

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

146
NHO-GIÁO


甘,大 鐘 不 加 樂: Giống ăn cỏ ăn cám không ngon, tiếng chuông lớn không vui ».

Tuân-tử cho những thuyết ấy là lầm về cái thực mà làm loạn danh, cho nên nói rằng: « Nghiệm cái sở duyên ở cái đồng cái dị mà xem những điều ấy thật tinh-thục có điều lý được không. Nếu không thì có thể cấm được ».

3• Lầm về sự dùng danh mà làm loạn cái thực. — Tuân-tử cho những lời nghị-luận như: « Phi nhi yết danh hữu ngưu mã phi mã giã 非 而 謁 楹 有 牛 馬 非 馬 也 » làm loạn danh và thực. Câu này các nhà khảo-cứu vẫn không hiểu rõ nghĩa là gì. Đoạn trên thì ai cũng chịu là không hiểu, còn đoạn dưới thì có người cho là Tuân-tử bác cái thuyết của Công-tôn Long: « Bạch mã phi mã 白 馬 非 馬: Ngựa trắng không phải là ngựa ». Sắc trắng là nói về sắc, ngựa là nói về hình. Sắc không phải là hình, hình không phải là sắc. Nếu vậy mà nói: ngựa trắng không phải là ngựa, là lầm về cái danh của hình và của sắc, cho nên làm loạn mất cái thực của con ngựa trắng. Vậy nên nói rằng: « Nghiệm cái danh ước xem cái sở thụ mà trái với lời, thì có thể cấm được ».

Phàm những thuyết không chính và những lời nói lệch làm xa lìa cái chính đạo, cùng những kẻ tự tiện bày đặt ra, là không bao giờ không đồng loại với ba điều ấy. Cho nên bậc