Trang:Nho giao 2.pdf/148

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

148
NHO-GIÁO


Người quân-tử biện-thuyết là vì mình biết có điều lành điều hay đem ra để cùng bàn với thiên-hạ, cho nên lời của người quân-tử quí như vàng như ngọc, nghe vui như tiếng chuông, tiếng trống, tiếng đàn, tiếng địch. Vậy nên người quân-tử thích nói mà không mỏi.

Nói, phải cno thích-hợp với đạo nhân-ái, chứ không thì thà nín lặng còn hơn. Tuân-tử nói rằng: « Tiểu-nhân biện, ngôn hiểm; quân-tử biện, ngôn nhân giã. Ngôn nhi phi nhân chi trung giã, tắc kỳ ngôn bất nhược kỳ mặc giã, kỳ biện bất nhược kỳ nột giã 小 人 辨,言 險;君 子 辨,言 仁 也.言 而 非 仁 之 中 也,則 其 言 不 若 其 黙 也,其 辨 不 若 其 訥 也: Kẻ tiểu-nhân biện-thuyết thì nói những điều nham-hiểm, người quân-tử biện-thuyết thì nói những điều nhân-ái. Nói mà không hợp với lẽ nhân-ái, thì nói không bằng im lặng, biện-thuyết không bằng trì-độn không nói được ». (Phi-tướng, V). Bởi vậy Tuân-tử hết sức công-kích những người dùng tà-thuyết mà biện-luận, làm loạn mất cái chính-đạo.

Cứ như ý Tuân-tử, thì nếu thiên-hạ thái-bình, người trên dùng nhân chính mà trị dân, người hiền đều có thứ vị mà dạy dân, thì không cần phải có biện-thuyết làm gì. Nhưng đã biện-thuyết, thì phải làm cho rõ những