Trang:Nho giao 2.pdf/150

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

150
NHO-GIÁO


« Danh là để hội các cái thực, từ là để gồm các danh của những cái thực khác nhau mà luận một cái ý, biện-thuyết là không dùng danh với thực khác nhau, để hiểu cái đạo động tĩnh, (nghĩa là trong khi biện-luận phải dùng danh trước sau cho đúng, để hiểu cho rõ sự phải trái); kỳ, mệnh là cái dụng của sự biện-thuyết; biện-thuyết là cái đạo tưởng-tượng của tâm; tâm là cái công-tể của đạo, (nghĩa là tâm gây ra đạo và làm chủ-tể của đạo: tâm giã giả, đạo chi công tể giã 心 也 者,道 之 工 宰 也); đạo là để kinh luân và điều lý việc trị. Tâm hợp với đạo, thuyết hợp với tâm, từ hợp với thuyết. Chính cái danh mà hội hợp các vật cho đúng, hình chất của vật rõ-ràng, nghe cái danh là hiểu, biện-luận cái khác nhau mà không quá, suy xét các đồng loại mà không trái. Nghe thì hợp văn, biện-luận thì hết lẽ, làm cho ngay chính cái đạo, mà biện biệt rõ cái gian, như kéo thẳng cái dây để giữ đường thẳng đường cong. Vậy nên những lời tà thuyết không thể làm loạn được, mà bách gia cũng không giấu-giếm được.

« Có cái đức sáng nghe thấu gồm cả mọi việc, mà không có cái dung mạo kiêu-căng; có cái đức tốt bao bọc tất cả mọi vật mà không có cái sắc khoe khoang; cái thuyết thi-hành ra, thì làm cho thiên-hạ chính, cái