Trang:Nho giao 2.pdf/152

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

152
NHO-GIÁO


Cho nên danh đủ chỉ rõ cái thực, lời đủ làm cho rõ cái gốc, thì thôi. Ngoài những điều ấy, thì gọi là nạn-thuyết, ấy là cái của người quân-tử bỏ đi, mà kẻ ngu nhặt lấy để làm cái quí của mình. Cho nên lời của kẻ ngu không có đầu đuôi mà sơ-lược, vội-vàng mà không có thống-loại, nhiều lời mà sôi nổi. Kẻ ngu dối lừa cái danh, huyễn-hoặc cái lời, mà không sâu vào đến chí nghĩa, cho nên giày xéo đến chỗ cùng tột mà không có gốc, rất khó nhọc mà không có công, tham mà không có danh. Vậy nên lời nói của kẻ trí-giả, nghĩa thì dễ biết, mà làm thì dễ chịu, giữ thì dễ vững, thành-đạt thì ắt được điều mình muốn, mà không gặp điều mình ghét. Kẻ ngu thì không thế ». (Chính-danh, XXII).

Phương-pháp luận-lý của Tuân-tử. — Cái học của Tuân-tử là cái học chủ ở sự biện-luận, cần phải dùng lý-trí mà suy-luận, chứ không giống như cái học của Khổng-tử và Mạnh-tử, vụ lấy trực-giác mẫn-nhuệ để cầu cái tâm-đắc. Bởi có nhiều điều Khổng tử và Mạnh-tủ chỉ rút lại độ vài câu, mà Tuân-tử thì nói đến bao nhiêu lời mới hết. Đó là cái yếu điểm của hai sự học khác nhau vậy.

Lối dùng trực-giác, thì tuy người thường khó hiểu, nhưng ai đã hiểu được, thì cái phần sở đắc lại uyên-áo lắm. Lối dùng lý-trí