Trang:Nho giao 2.pdf/166

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

166
NHO-GIÁO


có thể lấy làm phép tắc; sự học của kẻ tiểu-nhân, vào ở tai ra ở miệng; khoảng từ tai đến miệng có bốn tấc, sao đủ làm cho đẹp cái thân bảy thước được? » (Khuyến-học, I). Thật kẻ học-giả là học để sửa mình cho ngay lành, chứ không phải là học để khoe với người và để làm những điều giả-dối, phi nhân phi nghĩa. « Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân. Quân-tử chi học giã, dĩ mĩ kỳ thân; tiểu-nhân chi học giã, dĩ vi cầm độc 古 之 學 者 爲 己,今 之 學 者 爲 人.君 子 之 學 也,以 美 其 身;小 人 之 學 也,以 爲 禽 犢: Kẻ học-giả đời xưa là vị mình, kẻ học-giả đời nay là vị người. Sự học của quân-tử là để làm cho đẹp cái thân mình; sự học của tiểu-nhân là để làm giống chim muông ». (Khuyến-học, I).

Học thì phải biết, biết thì phải làm, chứ không phải là học cho biết để lấy cái biết của mình mà lừa dối thiên-hạ, rồi chính mình lại không làm những điều mình biết. Tuân-tử cho sự biết với sự làm là một, nghĩa là biết mà làm được mới thực là biết. Nếu biết mà không làm được, thì sự biết ấy không phải là thật biết. Ông nói rằng: « Bất văn bất nhược văn chi, văn chi bất nhược kiến chi, kiến chi bất nhược tri chi, tri chi bất nhược hành chi. Học chí ư hành chi nhi chỉ hỹ. Hành chi minh giã, minh chi vi thánh-