Trang:Nho giao 2.pdf/168

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

168
NHO-GIÁO


nhiều, việc làm lâu thì mới thấu tới cái học. Học đến chết thì sau mới thôi. Cho nên cái thuật học thì có cùng, mà cái nghĩa sự học thì không có dây phút nào bỏ được vậy. Làm điều ấy là người, bỏ điều ấy là cầm-thú vậy » (Khuyến-học, I).

Sĩ và quân-tử. — Đã là người đi học, tức là kẻ sĩ, thì phải có cái tư-cách kẻ sĩ, và phải biết cái đức-hạnh của người quân-tử là thế nào. Kẻ sĩ phải lo sửa mình cho ngay chính, chứ không cần phải theo thói thường. « Phù sĩ dục độc tu kỳ thân, bất dĩ đắc tội vu tị tục chi nhân giã 夫 士 欲 獨 修 其 身,不 以 得 罪 于 比 俗 之 人 也: Kẻ học-trò muốn một mình sửa lấy một mình, không lo có tội với người thường-tục. » (Tu-thân, II). Kẻ sĩ cũng có năm bảy kẻ sĩ: Có kẻ thông-sĩ, có kẻ công-sĩ, có kẻ trực-sĩ, có kẻ xác-sĩ, có kẻ tiểu-nhân. Trên thì có thể làm cho tôn-trọng bậc quân-vương, dưới thì có thể yên dân, vật đến thì tiếp ứng được, sự dấy lên thì biện luận được, như thế là bậc thông-sĩ. Không theo kẻ đưới mà làm tối bậc trên. không đồng ý với bậc trên mà ghen-ghét kẻ dưới, lấy cái trung mà phân-tranh, không lấy cái tư mà hại cái trung, như thế gọi là bậc công-sĩ. Cái hay của mình dẫu bậc trên không biết, cũng không oán giận mà làm trái đấng